Cá thu Nhật kho cà chua - Công thức không phải ai cũng biết

Cá thu và đặc biệt là cá thu nhật là một trong những món cá ngon lạ, giàu chất đạm và nhiều chất dinh dưỡng bổ sung. Cá thu nhật có thể kho với dứa, cá thu kho thơm, cá thu nhật kho nước dừa… đều rất ngon và hấp dẫn. Cá thu Nhật kho cà chua – Món ăn vô cùng đơn giản nhưng lại cực kỳ hấp dẫn. Cá thu chắc thịt, vị bùi, cà chua thanh nhẹ quyện vào nhau tạo thành món ăn đầy quyến rũ.



Nguyên liệu:

- 0,5 kg cá thu Nhật
- 3 quả cà chua
- Mắm, hạt nêm, muối, đường
- Hành tím, tiêu, ớt.





Cách làm:

- Rửa sạch cá, xếp cá vào nồi (không xếp cá chồng lên nhau, như vậy cá sẽ thấm gia vị hơn) và ướp gia vị: mắm, hạt nêm, chút muối, đường, hành tím, tiêu, ớt, chút dầu ăn.

- Đậy nắp, để yên trong 15-20 cho cá thấm gia vị.

- Trước khi đun, cho cà chua cắt múi cau vào xếp lên trên, đậy nắp vung. Bật lửa to để nồi sôi rồi vặn lửa thật nhỏ.

- Cứ kho lửa liu riu như vậy mà không cần cho thêm nước. Nếu đun thấy nước nhiều quá thì mở nắp vung, kho đến khi cá keo lại còn chừa một ít nước hoặc để cạn khô tuỳ thích.

- Trước khi tắt bếp, cho hành lá vào nồi, đậy nắp vung là xong.


Với hướng dẫn cách kho cá thu nhật với cà rất đơn giản, bạn đã có được một đĩa cá kho ngon đúng điệu, cùng với bát cơm trắng và một bát canh nóng là đã có một bữa tối ngon miệng và ấm áp rồi. CHÚC CÁC BẠN NGON MIỆNG

Dịch vụ tư vấn thiết kế khách sạn đẹp, chuẩn sao

Với nhu cầu du lịch ngày càng cao, những khách sạn mọc lên ngày càng nhiều, các chủ đầu tư cũng không ngừng cố gắng, thiết kế khách sạn một cách hoàn hảo để thu hút lượng du khách đến với khách sạn mình một cách nhiều hơn.


Vì vậy, Thiết kế khách sạn đẹp là nhu cầu mong muốn của chủ đầu tư, nhằm để lại ấn tượng tốt và thu hút du khách, mang lại hiệu quả trong loại hình kinh doanh khách sạn của họ. Dù ở tỉnh thành hay trung tâm thành phố, thì một khách sạn đẹp, tiện nghi, đầy đủ công năng sẽ luôn là sự lựa chọn của khách hàng làm nơi nghỉ chân, nghỉ dưỡng của họ.



Trong thiết kế, việc tuân thủ những quy chuẩn tiêu chuẩn là điều bắt buộc, từ khách sạn mini hay khách sạn cao cấp 4 sao, 5 sao… Với mỗi loại hình khách sạn, tiêu chuẩn như khu vực tiền sảnh, khu vực giải trí, đồ dùng nội thất của quầy lễ tân, buồng ngủ, sảnh chờ, sảnh đón, khu vực giữ xe đều có những quy chuẩn riêng. Mức độ sao càng cao thì tiêu chuẩn đặt ra cũng phải cao cấp, tiện nghi hơn.


Được thành lập từ đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư và cán bộ kỹ thuật từ Công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng lâu đời và lớn nhất tại TP.HCM, đã từng bước định vị và phát triển thành đơn vị tư vấn phát triển các dự án có quy mô lớn từ giai đoạn khảo sát, tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, cơ điện đến xin phép xây dựng, tư vấn giám sát và quản lý dự án trong giai đoạn thi công ngoài công trường. Với đội ngũ kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn triển khách các dự án khách sạn, Song Nam chúng tôi nhận Thiết kế khách sạn hiện đại, với các công trình đã đi vào khai thác và sử dụng được khách hàng đánh giá cao.




Liên hệ để được tư vấn: Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769861168

Hướng dẫn cách phân biệt sơn nội thất và sơn ngoại thất

Để hoàn thiện công trình thi công xây dựng không thể thiếu giai đoạn sơn tường, không những giúp căn nhà trở nên đẹp hơn mà còn giúp bảo vệ tốt hơn căn hộ của bạn. Sơn tường là công đoạn quan trọng tạo nên vẻ hoàn hảo của ngôi nhà, không chỉ đóng vai trò làm lớp áo bảo vệ mà còn mang đến cho công trình vẻ đẹp, sự khác biệt, cá tính riêng của chủ sở hữu. Thông thường chúng ta sẽ sử dụng 2 loại sơn là sơn nội thất và sơn ngoại thất trong quá trình thi công, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại sơn này để có lựa chọn phù hợp. Để lựa chọn được mẫu sơn ưng ý và phù hợp bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng và xem xét cẩn thận. Với từng điều kiện sử dụng sơn nội thất, sơn ngoại thất để phát huy tối đa công dụng, mang lại cho công trình hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều này!



1. Sơn nội thất

Sơn nội thất được sản xuất với mục đích dùng trong nhà với ưu điểm mịn, bóng, bền màu theo thời gian. Bạn chỉ nên sử dụng sơn nội thất cho không gian bên trong ngôi nhà để phát huy tốt nhất chức năng của nó, vì sơn nội thất ít có khả năng chống rêu mốc hay các tác động từ môi trường bên ngoài.

Dùng sơn nội thất ra bên ngoài sẽ dễ xảy ra các hiện tượng như:
  • Màng sơn bị phấn hóa
  • Màng sơn bị rêu mốc
  • Màng sơn bị phai màu
Trên bao bì sơn, nhà sản xuất sẽ ghi rõ đây là dòng sơn nào, khi mua bạn nên đọc kỹ để tránh nhầm lẫn đồng thời sử dụng theo hướng dẫn để mang lại kết quả tốt nhất.



 2. Sơn ngoại thất

Ngược lại với sơn nội thất, sơn ngoại thất dùng để bao phủ bề mặt ngoài của công trình. Sơn ngoại thất có khả năng chống chịu lại các tác động tiêu cực từ môi trường, bao gồm:
  • Chống rêu mốc, nấm tường
  • Chống thấm hiệu quả
  • Chống bong tróc tốt
Sơn thông thường sẽ không thể làm được điều này. Dưới các điều kiện thời tiết như nắng, mưa, bụi bẩn,… lớp sơn sẽ nhanh chóng bị đổi màu, nứt nẻ thậm chí là nấm mốc, chỉ những loại sơn chuyên biệt như sơn ngoại thất cao cấp mới giúp công trình của bạn đẹp hoàn hảo và bền lâu hơn.



Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý những chi tiết sau trong quá trình chọn sơn:
  • Lựa chọn hãng sơn chất lượng, đã qua kiểm định nghiêm ngặt
  • Chọn dòng sơn phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam
  • Sơn nhà đúng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất
  • Lựa chọn đội thi công uy tín
  • Xem xét thời tiết và môi trường trước khi tiến hành sơn

Thiết kế kiến trúc cảnh quan chung cư La Tour des Cedres - Thụy Sĩ.

Tòa nhà chung cư phủ xanh với độ cao 117m giống như một khu vườn thẳng đứng sắp được xây dựng là thiết kế của kiến trúc sư người Ý Stefano Boeri.



Công trình kiến trúc độc đáo mang tên La Tour des Cedres - "Ngọn tháp cây tuyết tùng" bao gồm 36 tầng lầu sẽ trở thành nơi trú chân của 100 cây xanh cao lớn, 6.000 cây bụi và hơn 18.000 loài thực vật nhỏ khác, trải rộng trên diện tích 3.000 m2.

La Tour des Cedres sẽ trở thành tòa nhà chọc trời phủ cây xanh cao nhất thế giới tọa lạc tại thành phố Lausanne, Thụy Sĩ.


Khối cây xanh khổng lồ không chỉ bảo vệ tòa chung cư khỏi gió lớn, khói bụi và ô nhiễm tiếng ồn mà còn trở thành điểm nhấn kiến trúc độc đáo cho thiết kế cảnh quan thành phố.


Kiến trúc này sẽ là ngôi nhà cho hơn 100 cây và diện tích lên đến 3.000m2 cây xanh tổng thể. Điểm đặc biệt là phần bên ngoài của tòa nhà được thiết kế để trồng cây lớn trong khung bê tông. Ngoài các bộ sưu tập ban đầu của cây tuyết tùng, cấu trúc bên ngoài sẽ có hơn 6.000 cây bụi và 18.000 cây nhỏ hơn.


La Tour des Cedres cũng sẽ kết hợp một loạt các công nghệ năng lượng bền vững, bao gồm cả một hệ thống thu nước mưa, tấm pin Mặt trời và máy bơm nhiệt nguồn nước ngầm.


Hai toà nhà chung cư xanh tương tự được xây dựng ở Milan, Ý cũng là tác phẩm của kiến trúc sư Stefeno Boeri.

Món Chẻo Lạc xứ Nghệ – Đậm đà hương vị đồng quê

Với nguyên liệu dễ kiếm, cách chế biến không quá cầu kỳ, món chẻo lạc của người dân miền Tây xứ Nghệ trở thành món ngon khó cưỡng với những ai một lần nếm thử.

Lạc được làm nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn, nhưng đặc trưng nhất vẫn là món chẻo lạc.
Để có một món chẻo thơm ngon hấp dẫn thì cần thêm các loại gia vị khác như sả, tỏi, ớt, đường, mật...
Lạc được rang giòn sau đó được đem giã nhuyễn. Theo kinh nghiệm của các "đầu bếp", lạc càng nhuyễn thì càng tạo nên được độ sánh vàng cho món chẻo.
Tiếp đó, một trong những nguyên liệu không thể thiếu chính là nước dùng được chế biến từ xương hầm để tạo độ ngọt và vị béo ngậy cho “bát nước chấm”
Sau khi sả, tỏi, ớt được băm nhỏ và rang vàng để có mùi thơm. Tất cả được cho vào nước dùng và đảo đều trên bếp lửa liu riu tới khi chẻo sền sệt và sánh lại mới hoàn tất.
Mùi thơm của lạc hòa quyện vào mùi thơm của sả, tỏi, ớt và độ sóng sánh của nước dùng tạo nên hương vị thơm ngon, béo ngậy, đậm đà khó quên
Người dân miền Tây xứ Nghệ thường dùng món chẻo để chấm xôi tạo nên nét văn hóa trong ẩm thực mang màu dân dã riêng có.
Ngoài ra, chẻo còn được dùng để chấm măng, chuối xanh, rau sống... tạo nên hương vị khác biệt mà nhiều người thường nói vui là "chết cơm".

Với nguyên liệu đơn giản và cách làm không quá cầu kỳ, hương vị đậm đà của món chẻo trở thành một trong những món ăn thường xuyên có mặt trong mỗi bữa cơm gia đình nơi miền Tây xứ Nghệ và cũng trở thành món ăn khó quên đối với những ai đã từng lên với vùng cao, được thưởng thức món ăn này.

Yếu tố kiến trúc cảnh quan thiên nhiên trong thiết kế khu resort

Ngày nay, bên cạnh những thiết kế nội thất cũng như trang trí mang tính thẩm mỹ cao, các khu resort còn rất được nhà đầu tư chăm chút tới yếu tố cảnh quan – thứ tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại tương đối quan trọng cũng như gây được ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.



Các khu resort mọc lên với mục đích quan trọng nhất là mang lại một không gian nghỉ dưỡng tuyệt vời và thư giãn dành cho du khách. Sau những ngày lao động vất vả, mệt mỏi và bận rộn, du khách tìm tới đây để tận hưởng một bầu không gian thoáng đãng, bình yên nhằm cân bằng cuộc sống khi bỏ lại sau lưng những bộn bề của công việc. Đó cũng là điều khiến cho những nhà thiết kế phải dày công suy nghĩ làm sao có thể thiết kế một cảnh quan phù hợp, mang lại sự tận hưởng tối đa dành cho khách hàng.

Nắm bắt các điều kiện tự nhiên của địa phương giúp cho việc lựa chọn các phương án thiết kế cảnh quan resort sao cho dự án khi hoàn thành dễ chăm sóc, khai thác và sử dụng hiệu quả nhất. Điều kiện khí hậu quyết định việc sử dụng các chủng loại cây đồng thời còn tạo nên sự khác biệt, cuốn hút của cảnh quan resort và chi phối mọi hoạt động kinh doanh của resort như mùa vụ kinh doanh hay tác động tích cực tới du khách. Tận dụng các điều kiện tự nhiên trong thiết kế cảnh quan resort nhằm khai thác và vận dụng tốt các nguồn lực của địa phương. Một resort mang bản sắc văn hóa của địa phương trong thiết kế sẽ tạo được nét riêng rất hấp dẫn đối với khách du lịch, họ có thể vừa hòa mình trong thiên nhiên vừa trải nghiệm được đời sống văn hóa của cư dân bản địa.


Đầu tiên, thiết kế cảnh quan phải đảm bảo được yếu tố hài hòa với thiên nhiên, nhưng vẫn để lại dấu ấn, phong cách riêng của khu resort. Và để có thể làm như vậy, việc kết hợp các thiết kế cảnh quan với văn hóa bản địa, hay nói rõ hơn là điều kiện khí hậu, bản sắc địa phương đang trở thành một xu thế tất yếu của hầu hết các khu resort.

Cảnh quan thiên nhiên của một khu resort luôn được chủ đầu tư và các nhà thiết kế tính toán kỹ để có thể tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có. Chẳng đâu xa, những yếu tố ấy bao gồm địa hình, phong cảnh, cây cối, khí hậu và các loài động thực vật. Với những nền tảng sẵn có, cộng thêm sự trau chuốt và tính thẩm mỹ trong thiết kế, những cảnh quan thiên nhiên sẽ trở thành một bức phông nền tự nhiên, góp phần tô điểm cũng như gây ấn tượng mạnh khiến khách hàng muốn chọn khu resort này để nghỉ dưỡng. Nên nhớ rằng, đây cũng chính là thứ đầu tiên tác động vào tầm mắt của du khách chứ chưa bàn tới các dịch vụ, nội thất bên trong. Vậy nên, có thể khẳng định rằng cảnh quan thiên nhiên đóng một vai trò thiết yếu và không thể thiếu cho các khu resort.


Cảnh quan thiên nhiên phải kết hợp với văn hóa cũng như bản sắc địa phương

Hầu hết các khu resort đều cố gắng tạo ra một không gian nghỉ dưỡng mang đậm bản sắc văn hóa của người dân bản địa, như một cách để gắn kết cũng như giúp du khách có thêm những trải nghiệm được hòa mình vào với thiên nhiên, với địa phương. Xu hướng hiện nay đa phần các khu resort đều sử dụng những kiến trúc cảnh quan có phần cổ xưa với mái ngói, tường gạch, những hàng cây xanh mướt chạy dài trong không gian nghỉ dưỡng với mục đích đưa du khách trở về với thiên nhiên, bỏ qua những bụi bặm, ồn ào chốn đô thị.

Với những khu resort gần biển, phong cách thiết kế cảnh quan nhiệt đới khá được ưa chuộng, với những hàng cây dừa được trồng trên cát và bố cục một cách có chủ ý, tạo ra khung cảnh đầy thư giãn. Ngoài ra, phong cách thiết kế chú trọng vào cảnh quan với phần lớn diện tích được phủ xanh giống người Nhật thường làm cũng là cách mà các resort hay học tập theo.

Có thể nói, cảnh quan thiên nhiên sẽ là điều kiện tất yếu quyết định sự thành công của các khu resort. Gần như tất cả khách hàng khi tìm đến với các khu nghỉ dưỡng đều chỉ mong muốn về lại với bản ngã, tránh xa khỏi những tòa cao tầng, kiến trúc hiện đại để có thể hòa mình vào một không gian mới mẻ, bình yên. Và đó cũng là mục đích cũng như tầm quan trọng của thiết kế cảnh quan thiên nhiên mà các chủ đầu tư cần chú ý.

Một không gian xanh mát, tràn ngập hoa lá là điều mà hầu hết mọi resort đều làm được nhưng để có thể tạo một thiên đường cảnh quan cho du khách có thể quên đi mọi nhọc nhằn, căng thẳng trong cuộc sống và hòa mình vào thiên nhiên là điều không hề đơn giản. Đó cũng là thách thức lớn nhất của một thiết kế cảnh quan resort.

Đầu tư 1.000 tỷ đồng xây dựng Nhà máy điện năng lượng mặt trời Tuy Phong

Nhà máy điện năng lượng mặt trời Tuy Phong (xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) dự kiến đi vào hoạt động tháng 6/2019 và sẽ cung cấp 63 triệu kWh điện thương phẩm mỗi năm.

Ngày 19/9 tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Công ty TNHH Power Plus Việt Nam đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy điện năng lượng mặt trời Tuy Phong .

Nhà máy này có công suất 30 MW, được xây dựng trên khu đất 50 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng sáng nay. Chủ đầu tư là công ty TNHH Power Plus Việt Nam. Mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp khoảng 63 triệu kWh điện thương phẩm.


Ảnh minh hoạ.

Theo ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận là một trong những địa phương có số giờ nắng nhiều và bức xạ nhiệt cao, ổn định, rất thuận lợi để phát triển điện mặt trời, nhất là tại các khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, phát triển điện mặt trời cũng là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 40 vị trí quy hoạch đưa vào danh mục thu hút dự án điện mặt trời với nhu cầu sử dụng đất khoảng 7.730 ha, tập trung nhiều nhất tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân…

Việc đầu tư dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Tuy Phong phù hợp với chiến lược phát triển. Hiện nay, điện năng lượng mặt trời đã và đang có sức thu hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, nhà máy điện mặt trời được khởi công xây dựng đánh một dấu mốc quan trọng của sự phát triển năng lượng điện mặt trời của tỉnh. Dự án theo đó cũng mở ra giai đoạn mới trong phát triển năng lượng sạch, công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương. Đồng thời, còn góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, giảm hiệu ứng phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.

Hiện tỉnh Bình Thuận đã có 14 dự án điện mặt trời được chấp thuận chủ trương với tổng vốn đầu tư khoảng 20.700 tỷ đồng. Theo quy hoạch, đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận có thể thu hút đầu tư phát triển các dự án nhà máy năng lượng mặt trời với tổng công suất trên 4.000 MW. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng sạch trong tương lai.

Cá lóc nướng trui - món ăn dân dã nơi đồng ruộng Nam bộ.

Từ một món ăn dân dã nơi đồng ruộng sau những buổi nông nhàn, cá lóc nướng trui đã trở thành đặc sản để người dân Nam bộ đãi khách phương xa.

Cá lóc nướng trui là món ăn được người nông dân Nam bộ chế biến nên sau những buổi làm đồng. Khi cánh đàn ông ngăn lạch, tát đìa bắt cá thì những người phụ nữ lại ra đồng hái rau, làm nước chấm. Cá bắt lên chỉ cần rửa sạch, um rơm nướng chín là có thể cùng nhau thưởng thức ngay giữa cánh đồng lộng gió.
ca-loc-1-3739-1394420469.jpg
Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã nơi đồng ruộng Nam bộ.
Từ món ăn đơn giản đó, cá lóc nướng trui nhanh chóng trở thành một đặc sản mà du khách khi đến Nam bộ đều muốn được một lần thưởng thức. Theo người dân Nam bộ, món ăn muốn ngon thì cá lóc nhất thiết phải là loại sống trong môi trường tự nhiên. Vì những con cá đó tuy không nhiều thịt nhưng lại săn chắc, có vị ngọt thơm chứ không bở và tanh như cá lóc nuôi. Tuy nhiên, ngày nay cá lóc trong tự nhiên rất khan hiếm nên người ta thường sử dụng cá nuôi để chế biến món ăn này. Chính điều đó làm giảm đi hương vị thơm ngon cho món ăn đã đi vào thơ ca, đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiều người.
ca-loc-3-9269-1394420469.jpg
Cá sau khi nướng chín được đánh vảy để lộ ra phầ da chín vàng ươm, những thớ thị cá bên trong trắng tinh hấp dẫn.
Chế biến cá lóc nướng trui không hề khó nhưng nó cũng đòi hỏi sự khéo tay cũng như kinh nghiệm của người làm bếp. Cá phải còn sống được rửa sạch, xiên một cành tre tươi (để tre không bị cháy trong quá trình nướng) dọc theo thân cá rồi cắm ngược đầu cá xuống đất. Rơm được chất đống phủ lên mình cá, nhiều nhất là phần đầu cá, vì đây là phần rất khó chín. Người nướng phải canh lượng rơm vừa đủ để khi vừa cháy hết là cá vừa chín tới, nếu thiếu lửa thì cá sẽ bị sống, ngược lại cá sẽ chín khô, mất nước không ngon. Cá nướng chín được bày ra trên lá chuối, cạo bỏ phần vảy cháy đen bên ngoài để lộ ra phần da chín vàng ươm thơm nức đầy hấp dẫn.
Món ăn này phải thưởng thức với một rổ rau sống tươi ngon. Ngoài các loại rau quen thuộc như xà lách, húng quế, diếp cá tùy theo vùng hoặc theo mùa mà có thêm các loại rau khác như lá cóc, lá sộp, lá sài, quế vị, lá cách, bông điên điển, bông súng... Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như dưa leo, chuối chát, khế chua, giá, bún tươi, bánh tráng... cùng chén nước mắm chua ngọt hoặc chén mắm nêm đậm đà, thơm ngon.


Quảng cáo
Món này thường được cuốn bánh tráng cùng các loại rau đặc trưng Nam bộ và chén nước chấm đậm đà, thơm ngon.
Một miếng bánh tráng mỏng được trải bên dưới, bên trên là các loại rau, thêm một miếng thịt cá trắng tinh là đủ để hấp dẫn bạn. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn nước chấm chua ngọt hay mắm nêm. Một cuốn bánh tráng đầy đủ được chấm vào nước chấm rồi thưởng thức.
Vị đậm đà hơi cay của nước chấm, vị thanh mát, thơm nồng của các loại rau cùng phần thịt cá chín mềm, thơm ngọt... tất cả hòa quyện vào nhau đem lại cảm giác ngất ngây cho người ăn. Là một món ăn nổi tiếng nên cá lóc nướng trui được bán nhiều ở các tỉnh Nam bộ, nếu có một lần đặt chân đến đây, bạn đừng quên tìm và thưởng thức món ăn dân dã đầy hấp dẫn này.

Ngọt lịm với món kẹo Cu Đơ

Về Hà Tĩnh sẽ khiến bạn nhớ mãi về cái tên cho đến hương vị đó là kẹo Cu Đơ.


Đặc sản vùng miền của Việt Nam không chỉ phong phú về hương vị mà chính tên gọi cũng làm người ta bị ấn tượng. Đôi lúc tự hỏi tại sao có nhiều mỹ từ như thế mà họ lại đặt cho chúng những "nick name" vừa độc vừa khó hiểu. Ở Quảng Bình thì có khoai deo hay bánh gật gù của Quảng Ninh. Và đến Hà Tĩnh bạn sẽ tò mò vì một loại đặc sản được gọi là kẹo Cu Đơ.
Nghe tên Cu Đơ ai cũng ái ngại nhưng đây lại là món ăn rất ngon và có nguồn gốc cái tên thú vị - Ảnh 1.
Thật ra thì món này có cả ở Nghệ An, nhưng nổi hơn cả và được gọi là đặc sản thì Hà Tĩnh lại được nhắc đến nhiều hơn.
Nghe cái tên có vẻ buồn cười, làm ai cũng phải tò mò nhưng hoá ra kẹo Cu Đơ là một món tương đối quen thuộc. Đây là loại kẹo đậu phộng hay kẹo lạc được nấu bằng công thức truyền thống qua nhiều đời. Sở dĩ có tên gọi như thế là vì cách đọc chạy từ tiếng Pháp "Cu Deux", nghĩa là Cu Hai, người nghĩ ra món ăn này.
Thành phần chính của món bao gồm mật mía, mạch nha và gừng. Và đương nhiên cũng không thể thiếu đậu phộng rang, điều tạo nên hương vị chính cho món. Toàn là nguyên liệu dễ kiếm nhưng muốn có được một món ngon thì ắt hẳn phải có bí quyết riêng.

Nghe tên Cu Đơ ai cũng ái ngại nhưng đây lại là món ăn rất ngon và có nguồn gốc cái tên thú vị - Ảnh 2.
Nghe tên Cu Đơ ai cũng ái ngại nhưng đây lại là món ăn rất ngon và có nguồn gốc cái tên thú vị - Ảnh 2.
Mật mía phải nguyên chất, không pha đường và tỉ lệ mạch nha pha cùng cũng nên đúng chuẩn để kẹo có hương vị cân bằng. Còn về đậu phộng thì phải chọn loại chắc hạt, rang vừa chín tới đến khi vàng giòn thì bóc vỏ thật sạch. Bánh đa kẹp cùng có độ dày vừa phải, rắc thêm lớp mè đen nữa là trọn vẹn hương vị.
Sự phối hợp hài hoà giữa phần kẹo lạc nấu với đường ngọt bên trong cùng miếng bánh giòn thơm ở ngoài đã tạo nên món ăn chơi vô cùng hấp dẫn. Miếng kẹo Cu Đơ là sự hội tụ đủ đầy vị ngọt của mạch nha, cái béo bùi từ đậu phộng và lớp bánh tráng giòn xốp. Chỉ trong một lần chạm môi mà mọi cung bậc hương vị cứ lan toả dịu nhẹ nhưng tinh tế khiến người ta cứ mãi vấn vương. Ấn tượng nhất là chút cay nồng từ gừng cân bằng lại nên cứ thòm thèm mãi mà chẳng hề ngán.


Nghe tên Cu Đơ ai cũng ái ngại nhưng đây lại là món ăn rất ngon và có nguồn gốc cái tên thú vị - Ảnh 5.
Nghe tên Cu Đơ ai cũng ái ngại nhưng đây lại là món ăn rất ngon và có nguồn gốc cái tên thú vị - Ảnh 5.
Thưởng thức kẹo Cu Đơ đúng điệu là phải kèm theo một tách trà xanh ấm nóng. Tuy chỉ là sự kết hợp từ các nguyên liệu bình dân, đơn giản nhưng bằng sự khéo léo của người dân Hà Tĩnh mà cái tên này đã được vang danh đến nhiều vùng miền. Ngày nay, ai đến đây cũng phải tìm mua những phần kẹo ngọt ngào để làm quà tặng người thân, bạn bè.
Nghe tên Cu Đơ ai cũng ái ngại nhưng đây lại là món ăn rất ngon và có nguồn gốc cái tên thú vị - Ảnh 6.

Cuộc sống bình dị mộc mạc nơi làng quê Việt Nam

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…
Hình ảnh làng quê luôn mang nét đẹp rất mộc mạc, gần gũi và thân thương, thấm sâu vào tâm thức Việt Nam từ bao đời nay với hình ảnh cây đa giếng nước, mái đình, dòng sông, con đò và người mẹ tần tảo sớm hôm…
Mỗi tác phẩm ảnh đen trắng là một câu chuyện hồn nhiên và bình dị được các tác giả miêu tả đậm nét văn hóa Việt thông qua ống kính nhiếp ảnh và góc nhìn nghệ thuật, bằng sự hòa mình với thiên nhiên với cuộc sống.
Tất cả những cảm xúc tươi đẹp nhất về “Làng quê Việt Nam” đã được các tác giả của CLB Nhiếp ảnh nữ Hải Âu tìm lại, và truyền tới độc giả những khoảnh khắc trên mọi vùng quê, gợi ký ức của mỗi người khi nhớ về quê hương.


Tác phẩm: Lúa về – Tác giả: Đào Hoa Nữ


Tác phẩm: Chiều về – Tác giả: Đoàn Thi Thơ


Tác phẩm: Sau giờ học – Tác giả: Nguyễn Hồng Nga


Tác phẩm: Thu hoạch – Tác giả: Phạm Thị Thu


Tác phẩm: Sau chuyến ra khơi – Tác giả: Đỗ Ngọc


Tác phẩm: Công việc buổi sáng – Tác giả: Phạm Thị Kim Thanh


Tác phẩm: Mùa thu hoạch – Tác giả: Nguyễn Thị Sin


Tác phẩm: Ngày Tết – Tác giả: Lê Thị Kim Liên


Tác phẩm: Sương sớm – Tác giả: Phạm Thị Dung (An Dung)


Tác phẩm: Vùng đất phương Nam – Tác giả: Trần Thị Minh Hà (Kim Chi)


Tác phẩm: Mùa lũ – Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Sơn


Tác phẩm: Chợ trên sông – Tác giả: Đinh Thị Kim Lan


Tác phẩm: Trên sông La Ngà – Tác giả: Đặng Thị Kim Phương


Tác phẩm: Đánh bắt cá – Tác giả: Ngô Thị Thu Ba


Tác phẩm: Đầu làng – Tác giả: Nguyễn Thị Kiên Trinh


Tác phẩm: Giếng làng – Tác giả: Vân Tùng


Tác phẩm: Nghỉ chân – Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương


Tác phẩm: Nắng sớm – Tác giả: Hồng Lan


Giăng lưới


Tắm cho trâu


Đường về nhà